TIN TỨC SỨC KHỎE
Bệnh tiểu đường, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
17:10 - 05/08/2021
Tiểu đường là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và phụ nữ mang thai, người thừa cân, ít vận động, người bị huyết áp. Tiểu đường gây ra rất nhiều hệ lụy về sức khỏe và cuộc sống. Cùng vegalife.vn tìm hiểu về tiểu đường, các nguồn cơn gây bệnh, triệu chứng và cách thức điều trị hiệu quả để biết cách phòng và điều trị tiểu đường nhé.
Tiểu đường là gì?
Tiểu đường là một bệnh mãn tính với lượng đường trong máu luôn duy trì ở mức cao hơn so với bình thường mà căn nguyên của nó chính là do cơ thể bị thiếu hụt insulin. Cũng có thể do cơ thể của bạn không tiếp nhận insulin khiến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Đường trong máu giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe. Vừa là nguồn năng lượng cần thiết để các tế bào não, tế bào trong cơ thể hoạt động được bình thường, không gây xáo trộn, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Mỗi một dạng tiểu đường sẽ do những nguyên do khác nhau. Nhưng hậu quả thì tương tự nhau, khi đường trong máu cao sẽ là nguồn cơn gây nên hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, điều mà không bất kỳ ai mong muốn.
Có những dạng tiểu đường phổ biến nào? Nguyên nhân và triệu chứng ra sao?
Tiểu đường được phân làm 3 dạng chủ yếu như sau: tiểu đường type 1, tiểu đường type 2, tiểu đường thai kỳ. Với mỗi một dạng tiểu đường có thể có những nguyên do riêng, mức độ tác động đến sức khỏe cũng rất khác nhau.
Nguyên nhân, triệu chứng tiểu đường type 1
Nguyên nhân chính khiến bạn bị tiểu đường type 1 thường do cơ thể phản ứng tự miễn. Cơ thể dừng sản xuất hoặc sản xuất không đủ insulin đáp ứng cho cơ thể.
Triệu chứng tiểu đường tuýp 1 phổ biến:
- Luôn cảm thấy cực kỳ đói, khát
- Cân nặng giảm bất thường
- Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường
- Thị lực giảm, mờ mắt
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống
Đây cũng chính là các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu. Vì thế, nếu bạn cảm nhận cơ thể có những biểu hiện khác với bình thường, hãy dành thời gian đi khám để được thăm khám, tìm cách điều trị kịp thời.
Nguyên nhân, triệu chứng tiểu đường type 2
Khác với tiểu đường type 1 như cơ thể mệt mỏi, cơ thể gầy bất thường, thèm ăn, đi tiểu nhiều lần hơn mức bình thường,... ở tiểu đường type 2 các tế bào kháng insulin. Nghĩa là, mặc dù cơ thể vẫn sản xuất ra insuline, nhưng tế bào không có phản ứng hiệu quả với insuline như trước nữa.
Triệu chứng của tiểu đường type 2 tương tự với type 1. Tuy nhiên, ở tiểu đường type 2, rất dễ gây nhiễm trùng do nồng độ đường trong máu tăng cao khiến sức đề kháng giảm sút nghiêm trọng. Dễ bị các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng. Đặc biệt, các biểu hiện của tiểu đường không thật sự rõ ràng, âm thầm xâm nhập và gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà người bệnh không hay biết. Vì thế, hãy duy trì việc khám định kỳ để được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nặng hơn, đe dọa đến sức khỏe, mạng sống của bạn.
Nguyên nhân, triệu chứng tiểu đường thai kỳ
Dạng tiểu đường này xuất hiện ở phụ nữ đang mang thai do cơ thể ít nhạy cảm hơn với insulin. Tuy nhiên, chỉ một số ít người bị tiểu đường thai kỳ và hơn nữa là bệnh hoạt toàn hết sau khi sinh.
Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ không rõ ràng, bạn có thể sẽ cảm thấy khát hơn và đi tiểu nhiều hơn so với bình thường. Vì vậy, đi khám thai kỳ định kỳ, hãy làm xét nghiệm theo hướng dẫn để phát hiện sớm nhé.
Tiểu đường có nguy hiểm không? Tiểu đường có di truyền không?
Các biến chứng nặng của bệnh tiểu đường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người bị tiểu đường tỷ lệ bị đột quỵ cao hơn những người bình thường.
Nếu như trong gia đình có bố và mẹ đều có tiền sử bị tiểu đường, thì tỷ lệ di truyền sang con cái vào khoảng 30 %. Nếu có bố bị tiểu đường, khả năng con bị di truyền vào khoảng 6%, mẹ bị thì tỷ lệ duy truyền sang con là 4%.
Cách phòng và điều trị tiểu đường
Theo các bác sĩ, để phòng bệnh tiểu đường có rất nhiều cách, tuy nhiên tập trung ở chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao, chế độ nghỉ ngơi khoa học.
Trước tiên, hãy thay đổi văn hóa, thói quen ăn uống của của bạn. Cắt ngay các đồ ngọt, đường và carb, ăn low-carb, chia nhỏ khẩu phần ăn, tăng cường chất xơ, giảm tối đa đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ.
Ngoài ra, hãy dành thời gian để vận động, thể dục thể thao, nếu như bạn đang thừa cân thì hãy tiến hành giảm cân trước khi bạn bị tiểu đường.
Cách điều trị tiểu đường tại nhà
Tiểu đường nên ăn gì? Có rất nhiều người hỏi: tiểu đường ăn chuối, khoai mì, ổi, dứa, khoai lang, dưa hấu, dưa lê, xoài được không? Hay tiểu đường có uống được nước mía/nước dừa không? Vậy tiểu đường ăn gì?
- Người tiểu đường nên ăn gì thay cơm? Nhóm thực phẩm tinh bột: nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, rau củ, khoai mì, khoai lang… được chế biến bằng cách hấp, nướng luộc, không dùng hoặc hạn chế đồ xào, rán. Khi ăn nhiều tinh bột từ các loại củ, bạn có thể cắt cơm, ăn thay cơm.
- Thịt cá: Chỉ nên ăn thịt nạc, bỏ da, lọc mỡ
- Tiểu đường ăn trái cây gì? Người bị tiểu đường ăn trái cây tươi rất tốt. Lưu ý, không nên chế biến thêm như mix sữa, kem - bởi trong kem, sữa có lượng đường cao, càng khiến bệnh tiểu đường trở nên nặng hơn.
Không nên ăn hoặc ăn ít nhất có thể đối với các loại hoa quả quá ngọt, có lượng đường cao như chuối, xoài, dưa hấu, dứa. Nên ăn các loại quả ít vị ngọt dịu như ổi, dưa lê. Như vậy, bạn đã biết câu trả lời chính xác đối với các thắc mắc: người bị tiểu đường ăn xoài được không, Tiểu đường ăn khoai lang được không, tiểu đường ăn dưa hấu được không, tiểu đường ăn gì thay cơm, tiểu đường ăn xoài được không, tiểu đường có ăn được dưa lê không hay tiểu đường có ăn được dưa hấu không.
- Tiểu đường có uống được nước mía không? Câu trả lời là không vì trong nước mía có chứa lượng đường rất lớn. Vậy nên khi uống nước mía sẽ càng làm gia tăng lượng đường trong máu, khiến cho bệnh tiểu đường chuyển biến xấu đi.
- Tiểu đường có uống được nước dừa không? Trong nước dừa có chứa lượng đường thấp, hơn nữa những công dụng từ nước dừa như giúp giảm đường huyết, cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin, đặc biệt hơn là giúp ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường gây ra. Vậy nên, người bị tiểu đường nên uống nước dừa.
Điều trị theo phác đồ của bác sĩ:
Tiểu đường có thể gây những biến chứng nặng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Đặc biệt là tiểu đường tập trung ở nhóm đối tượng là người già, với nhiều bệnh lý như huyết áp, tim mạch… Vậy nên, hãy khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Ngoài ra, hãy điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ như uống thuốc theo đơn, điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh. Cụ thể:
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ: Dùng thuốc theo toa kê của bác sĩ, cắt giảm lượng tinh bột đường trong các bữa ăn, uống nhiều nước lọc, tập thể dục…
Cách điều trị tiểu đường tuýp 2, tiểu đường type 1: Uống thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Điều chỉnh chế độ ăn uống, cắt giảm lượng tinh bột đường trong khẩu phần ăn, các đồ chiên rán, xào nhiều dầu mỡ, chuyển sang các món hấp, luộc, nướng. Ngoài ra, hãy dành thời gian để thể dục, nghỉ ngơi. Lưu ý phải uống thuốc theo đơn của bác sĩ để kiểm soát tình trạng tiểu đường.
Mong rằng, qua những nội dung ở trên các bạn đã hiểu hơn về tiểu đường, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị tại nhà hiệu quả. Chúc các bạn sức khỏe, hạnh phúc!
Top 3 món ăn thuần chay từ đậu phụ giàu chất dinh dưỡng
Bật mí 3 món ăn thuần chay ít calo dành cho người ăn kiêng nhất định bạn cần thử
Top 3 món ăn chay ngon độc đáo bạn nhất định cần biết ngay hôm nay
Học thiền cho người mới bắt đầu, các vấn đề và tip mà bạn không thể bỏ qua